Vẽ sáp ong: Nghệ thuật thổi hồn vào tấm vải lanh của người H'Mông
05/11/2023
Từ nhiều đời nay, người Mông luôn ý thức rất cao trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống, trong đó có kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải lanh. Hoa văn trên vải của người H’Mông là những trang ký sử, những câu chuyện kể về thế giới quan, thiên nhiên vùng sơn cước đầy sống động.
Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở bản Cát Cát, Sapa. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...
Quy trình vẽ hoa văn sáp ong trên vải mới nghe tưởng như đơn giản nhưng để làm được một chiếc váy hoàn chỉnh, phụ nữ Mông phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian. Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong ở bản được tiếp nối từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác theo đường mẹ truyền con nối. Các cháu ở đây từ 7, 8 tuổi đã được các bà, các mẹ cầm tay chỉ bảo từng đường kim mũi chỉ. Đến khi trưởng thành, các em đã có đôi bàn tay khéo léo và thuần thục cách tạo hình, trang trí hoa văn, điêu luyện trong kỹ thuật chiết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt.
Đặc biệt, người Mông có những bí quyết tạo họa tiết hoa văn trên vải hết sức độc đáo và phong phú. Họ thêu không có mẫu vẽ sẵn mà bằng trí nhớ, thêu ở mặt trái, hoa văn hiện lên ở mặt phải vải với các mô típ hoa văn phong phú hàm chứa những giá trị đẹp đẽ. Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên vải cho thấy người Mông hoa phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển.
Đồng bào dân tộc Mông hoa quan niệm hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt sẽ giúp họ được giao tiếp với các thần linh mời được các thần linh tới nhà ban phát cho họ điềm lành, xua đi những điều dữ. Mỗi họa tiết hoa văn đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người. Đó là vốn tri thức dân gian quý giá phản ánh trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, dấu ấn thời đại, bản sắc văn hoá của những người nghệ nhân Mông.
Là một bản H'Mông cổ, Cát Cát là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải.
Đặc biệt, người Mông có những bí quyết tạo họa tiết hoa văn trên vải hết sức độc đáo và phong phú. Họ thêu không có mẫu vẽ sẵn mà bằng trí nhớ, thêu ở mặt trái, hoa văn hiện lên ở mặt phải vải với các mô típ hoa văn phong phú hàm chứa những giá trị đẹp đẽ. Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên vải cho thấy người Mông hoa phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển.
Đồng bào dân tộc Mông hoa quan niệm hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt sẽ giúp họ được giao tiếp với các thần linh mời được các thần linh tới nhà ban phát cho họ điềm lành, xua đi những điều dữ. Mỗi họa tiết hoa văn đều thể hiện những khát vọng cao đẹp của con người. Đó là vốn tri thức dân gian quý giá phản ánh trình độ kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử, dấu ấn thời đại, bản sắc văn hoá của những người nghệ nhân Mông.
Là một bản H'Mông cổ, Cát Cát là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải.
Vẽ sáp ong để tạo thành những hoa văn trên vải là một nghệ thuật độc đáo của người phụ nữ Mông, nó đòi hỏi sự khéo léo, tính kiên trì, đầu óc sáng tạo của chủ nhân những bức vẽ. Nhưng thật tiếc, vì nhiều nguyên nhân mà nghề vẽ sáp ong có nguy cơ thất truyền, những bộ bút vẽ và đồ nghề đang bị xếp xó.